Xiaomi ra mắt đồng hồ thông minh Redmi Watch 4, pin dùng 20 ngày
Sáng nay 12.1, ngành du lịch Quảng Nam tổ chức đón đoàn 21 khách hạng sang từ tàu SJourney xuống ga Trà Kiệu (H.Duy Xuyên, Quảng Nam) để trải nghiệm, tham quan một số điểm đến trên địa bàn tỉnh.Trong vòng 1 ngày, tại Quảng Nam, du khách sẽ tham quan và trải nghiệm một số điểm đến nổi tiếng nhw phố cổ Hội An, làng gốm Thanh Hà, làng quê Cẩm Thanh (TP.Hội An), điểm đến văn hóa Âu Lạc tại làng Cẩm Phú - Gò Nổi (TX.Điện Bàn)...Tour này khởi hành tối thứ tư hằng tuần từ Hà Nội, dừng chân tại các điểm đến nổi tiếng như Ninh Bình, Quảng Bình, Huế, TP.Hội An, Nha Trang, Phan Thiết và kết thúc tại ga Sài Gòn vào sáng thứ tư tuần sau.Sau đó, chuyến tàu xuất hành từ TP.HCM ra TP.Hà Nội vào tối cùng ngày.Khác với tàu Thống Nhất di chuyển với vận tốc 70 - 80 km/giờ, tàu SJourney di chuyển khá chậm (40 - 50 km/giờ) giúp du khách ngắm cảnh, tham gia các trải nghiệm trọn vẹn suốt hành trình.Tàu SJourney là chuyến tàu được thiết kế với tiêu chuẩn quốc tế, hành trình kéo dài 8 ngày 7 đêm xuyên Việt, nối liền TP.Hà Nội và TP.HCM với giá vé khoảng 8.610 USD.Tàu SJourney có 10 toa ngủ, 30 phòng, tối đa 60 khách cho một chuyến đi. Mỗi năm, đoàn tàu chỉ phục vụ 2.000 khách. Tất cả các khoang tàu hỏa SJourney được thiết kế với nội thất cao cấp, tiện nghi theo tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi toa gồm 3 phòng ngủ hạng sang, cung cấp đầy đủ các dịch vụ hiện đại như khách sạn cao cấp.Ngoài ra, tàu có 1 toa bếp và 2 toa nhà hàng, thực đơn phong phú kết hợp ẩm thực truyền thống Việt Nam và các món ăn quốc tế. Trên tàu, hành khách sẽ được thưởng thức các bữa ăn cao cấp, kết hợp giữa ẩm thực địa phương và quốc tế, được chuẩn bị bởi đội ngũ đầu bếp khách sạn 5 sao…Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho biết việc tàu hạng sang dừng ở ga Trà Kiệu là kết quả ban đầu cụ thể hóa hợp tác giữa tỉnh Quảng Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về phát triển du lịch nhằm tạo nên một sản phẩm mới, đặc sắc. Qua đó, góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch để thu hút nhiều du khách, nhất là du khách hạng sang, chi tiêu cao góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh năm 2025.Trước đó, vào ngày 23.12.2024, tàu hỏa 5 sao SJourney cũng đã dừng lại ở ga Thọ Lộc (xã Vạn Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình) để hành khách trên tàu sẽ tham quan, khám phá di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.Hồng Kông mở cửa nhưng yêu cầu người dân cài app 'rời khỏi nhà an toàn'
Theo khảo sát mới nhất, có đến 88% độc giả Báo Thanh Niên tin rằng đội tuyển Việt Nam sẽ giành chiến thắng trước Thái Lan ở chung kết lượt đi AFF Cup 2024, diễn ra lúc 20 giờ ngày 2.1.2025. Tỷ lệ độc giả tin thầy trò HLV Kim Sang-sik hòa, thua là giống nhau: 6%. Những con số này được tính đến 18 giờ ngày 31.12. Không khó hiểu khi niềm tin dành cho đội tuyển Việt Nam ngày càng lớn. "Những chiến binh sao vàng" chơi tốt hơn, tự tin hơn qua từng trận. Nguyễn Xuân Son hòa nhập rất nhanh với các đồng đội mới. Lối chơi mà HLV Kim Sang-sik đang xây dựng cũng được vận hành trơn tru. Bằng chứng là đội tuyển Việt Nam đã thắng Singapore ở bán kết một cách thuyết phục, với tổng tỷ số là 5-1. Niềm tin dành cho đội tuyển Việt Nam cũng được thể hiện rõ rệt ở Phú Thọ. Trước trận bán kết lượt về, người hâm mộ xếp hàng từ sớm, chen chúc nhau để có được tấm vé vào sân. Trước thềm chung kết lượt đi, người hâm mộ cũng đến sân tập rất đông để theo dõi thầy trò HLV Kim Sang-sik tập luyện. Chiều 31.12, đội tuyển Việt Nam tiếp tục có thêm buổi tập để chuẩn bị cho trận gặp đội tuyển Thái Lan. Đây là buổi tập cuối cùng của năm 2024.Khi duy trì được phong độ tốt, tâm trạng của các cầu thủ cũng rất vui vẻ thoải mái. Gương mặt của cả HLV Kim Sang-sik lẫn dàn tuyển thủ Việt Nam đều toát lên sự hứng khởi. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanAsean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Xuyên rừng tới nơi từng quay phim bom tấn 'Kong: Skull Island'
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.
Giờ đây, cúng tất niên không còn gói gọn trong mỗi gia đình, mà mở rộng quy mô hơn với các công ty, doanh nghiệp gia đình… với cách tổ chức, nội dung cũng khác nhau.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, tất niên được xem như một phong tục giao tiếp hay một nghi lễ để gói ghém, tổng kết thành quả một năm đã qua, bao gồm cả việc làng nghề, kinh doanh, việc đồng áng, công tác, học tập… để chuẩn bị nghỉ tết. Do vậy, tất niên cũng là dịp các tổ chức, công ty tổng kết công việc, thành quả, hạn chế, rút ra kinh nghiệm năm tiếp theo.Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, trong văn hóa dân gian người Việt Nam xưa, tất niên ngoài mục đích tổng kết thành quả lao động trong năm còn là lễ tạ ơn đất trời, thần thánh, đặc biệt là tổ nghề. Các nhóm ngành nghề truyền thống cũng chọn dịp này cúng tổ nghề như cách để những người làm nghề tôn vinh giá trị truyền thống của chính ngành nghề mình, gắn kết người làm nghề với cái thiêng liêng truyền thống nghề, giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý và giữ lửa cho làng nghề.Ông Thơ cũng cho biết thêm, lễ tất niên trong các cơ quan, công ty ngày nay thường được tổ chức vào những ngày làm việc cuối năm, trước khi nghỉ tết. Đó là dịp mọi người họp mặt, tổng kết và ăn mừng thành quả lao động sau một năm làm việc. Nhiều đơn vị tổ chức thưởng cho người có thành tích xuất sắc, động viên thành viên còn lại, tiến hành chi thưởng tết. Tục tất niên ngày nay không còn gói gọn ở ý nghĩa tạ ơn trời đất hay tổ nghề mà mở rộng ra ở bình diện xã hội, trở thành dịp giao tiếp và củng cố các mối quan hệ, tình đoàn kết cơ quan, đơn vị, cũng là dịp bạn bè, đồng nghiệp ngồi lại cảm ơn nhau để gắn kết hơn.Trong gia đình, cúng tất niên ngày cuối năm là một nghi lễ quan trong để giáo dục truyền thống gia đình. Dịp này các thành viên gia đình tranh thủ về nhà đoàn tụ, cùng chung tay sửa soạn các mâm cúng, trước làm lễ tạ ơn trời đất, thần thánh đã bảo hộ và ban phúc lành suốt năm qua, thỉnh rước ông Táo và tổ tiên về ăn tết với gia đình, sau là giáo dục con cháu biết trân quý hạnh phúc gia đình, biết gìn giữ gia phong, đạo hiếu và tôn ti trật tự gia đình, biết trân quý thành quả lao động cá nhân và gia đình, biết san sẻ yêu thương và tinh thần trách nhiệm giữa các thành viên gia đình với nhau. Cứ như thế, cúng tất niên ngày cuối năm ở gia đình trở thành phong tục đẹp, được mỹ hóa và biểu trưng hóa với nhiều hình ảnh sống động như bếp lửa hồng với nồi bánh chưng - bánh tét, hình ảnh gia đình quần tụ trang hoàng bàn thờ tổ tiên hay làm các món ăn cúng lễ...Theo các tài liệu, gia đình Việt ngày trước hay gom chung mâm cúng tất niên với mâm cúng mời ông bà về ăn tết nên sẽ tổ chức vào ngày cuối cùng của năm, nghĩa là ngày 30 tháng chạp hoặc 29 đối với tháng thiếu. Sau này, vì để gia tăng gắn kết xã hội, người ta có thể mời người quen đến cùng tham dự tất niên, lễ cúng tất niên mỗi nhà vì thế cũng linh động hơn. Theo TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP.HCM), khi cúng tất niên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau với các món ăn truyền thống. Qua buổi tất niên, mọi người tâm sự, củng cố mối quan hệ gắn kết trong gia đình, bỏ qua cho nhau những chuyện hiểu lầm, không vui. Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà bánh chưng hoặc bánh tét. Các món ăn truyền thống ngày tết được bày biện đẹp mắt."Mâm cúng tất niên có nhà cúng chay, nhà cúng mặn nhưng đều thể hiện được sự phong phú trong đời sống tinh thần. Trước là để thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, người thân đã khuất trong gia đình, sau là để các thành viên ngồi ôn lại năm qua, động viên nhau trong năm mới, qua đó tạo nên không khí đầm ấm trong gia đình. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ, quan trọng là lòng thành", TS Dương Hoàng Lộc chia sẻ.Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) cho hay, khi cúng, chúng ta nên dâng hương bằng 2 tay để bày tỏ niềm tôn kính."Nén hương hay còn gọi nén nhang thường có mùi thơm, mang ý nghĩa biểu tượng về phẩm hạnh của một con người thơm thảo. Khi dâng hương chúng ta thường đốt 3 nén, nén thứ nhất là biểu tượng cho nhân phẩm, đạo đức, lối sống của mình; nén thứ hai nói đến tâm tĩnh lặng, sự tập trung, tâm ý của mình và nén thứ ba là trí tuệ nhận thức của mình dâng lên Phật, bồ tát hay tiên tổ ông bà", thượng tọa Trí Chơn phân tích.
Chơi dại, người đàn ông phải cắt bỏ một phần 'của quý'
Điểm nhấn đặc biệt của chiến dịch là Sự kiện sum vầy đón Tết được Mondelez Kinh Đô tổ chức vào các ngày 25-26.1.12025 (nhằm ngày 26-27 Tháng Chạp) tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM. Khách mời tham dự sự kiện là những ai không về quê ăn Tết, không chỉ các bạn sinh viên, người lao động, mà còn là những người đang làm việc xa quê, vì nhiều lý do khác nhau không thể đoàn viên với gia đình.Mondelez Kinh Đô mong muốn tạo ra một không gian Tết ấm áp và vui tươi, nơi mọi người có thể cùng sẻ chia, kết nối và đón Tết như một gia đình, bất kể mọi người ở đâu hay hoàn cảnh ra sao. Trong không gian được thiết kế đậm nét văn hóa Tết của các vùng miền, mọi người sẽ có cơ hội tham gia ca hát, vui chơi, kết nối thêm bạn bè và cùng nhau tận hưởng những phút giây sum vầy ý nghĩa. Đặc biệt, sự kiện còn mang đến trải nghiệm xem bắn pháo hoa rực rỡ, tạo nên những khoảnh khắc trọn vẹn để chào đón năm mới.